Các điểm cần lưu ý để lái xe an toàn khi tham gia giao thông

Tài xế điều khiển xe ô tô nên nắm rõ những lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, hành khách trên xe, cũng như những người tham gia giao thông khác trong suốt mỗi hành trình.

  1. Mang theo đầy đủ giấy tờ xe và kiểm tra xe sơ bộ trước khi chạy

Trước khi di chuyển, hãy kiểm tra các giấy tờ cần thiết cần mang theo gồm: giấy phép lái xe, bản sao bảo hiểm, giấy đăng ký phương tiện và bộ thông tin khẩn cấp. Những loại giấy tờ này sẽ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối khi xảy ra va chạm hoặc sự kiểm tra của CSGT khi di chuyển trên đường.

Khi mới bắt đầu lên xe, bạn cần thử các động cơ, chân ga, chân phanh, vô lăng, đánh đèn… đảm bảo các chi tiết đều hoạt động ổn định trước khi cho xe chạy. Việc kiểm tra thử trước khi lái sẽ giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn khi động cơ không hoạt động, phanh xe có vấn đề và giảm thiểu tai nạn không đáng có.

Sau đó, bạn cần chỉnh ghế lái, vô lăng, gương chiếu hậu sao cho bạn có tư thế ngồi lái, tư thế đặt tay vô lăng và góc quan sát tốt nhất qua gương chiếu hậu.

  1. Luôn luôn thắt dây an toàn

Trước khi khởi động xe, bạn cần cài dây an toàn. Nếu bạn không cài dây an toàn thì túi khí không thể hoạt động đúng cách, thậm chí có thể bị đa chấn thương nếu tai nạn xảy ra.

Theo thông tin được hãng Toyota đưa ra trong Chiến dịch an toàn đường bộ mang tên “Hãy là người dẫn đầu về an toàn” thì dây đai an toàn giúp giảm nguy cơ gây tử vong lên đến 50% đối với hành khách ngồi ghế trước và 75% đối với hành khách ngồi ghế sau.

  1. Nắm rõ luật giao thông và các quy tắc giao thông

Các quy tắc giao thông đối với xe ô tô cũng có nhiều điểm khác biết so xe máy, do đó nếu chuyển từ lái xe máy sang ô tô, bạn cũng phải bắt buộc phải nắm được luật giao thông.

Nếu chưa thuộc nhiều thì bạn cũng phải biết được ý nghĩa các biển báo, vạch kẻ đường, các tín hiệu chỉ dẫn để giúp tài xế chủ động lái xe và dễ dàng hòa nhập vào làn xe.

  1. Kiếm soát tốc độ trong giới hạn cho phép

Bạn phải kiểm soát tốc độ trong giới hạn cho phép trong quá trình tha gia giao thông. Đặc biệt, đối với các địa hình trơn trượt, đường hẹp hoặc nhiều gió, bạn cần kiểm soát tốc độ bằng hoặc thấp hơn giới hạn cho phép. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới công bố, việc tăng tốc độ xe trung bình chỉ 1km/h sẽ làm tăng 3% tỷ lệ tai nạn có chấn thương và 4-5% tỷ lệ tai nạn chết người.

Khi lái xe vào ban đêm, bạn nên giảm tốc độ và di chuyển chậm hơn so với ban ngày để có thể xử lý tình huống tốt nhất, đảm bảo an toàn cho những người ngồi trên xe. Vì thực tế vào ban đêm, người lái sẽ khó đánh giá khoảng cách cũng như phát hiện các mối nguy hiểm ở phía trước so với điều kiện bình thường. Ngoài ra, ánh sáng từ đèn pha của xe đi ngược chiều cũng khiến tài xế bị chói mắt.

  1. Giữ khoảng cách an toàn giữa các xe

Khi tham gia giao thông, đặc biệt giờ cao điểm hay trên những tuyến đường đông đúc, bạn nên di chuyển chậm, chú ý quan sát và giữ khoảng cách với các xe xung quanh. Việc này sẽ giúp bạn có đủ thời gian phản ứng với những trường hợp bất ngờ xảy ra.

Để giảm thiểu các tai nạn do lái xe không giữ khoảng cách an toàn, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông.

Cụ thể, tại Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định rõ, người điều khiển xe phải giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước. Khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế và điều kiện thời tiết. Cụ thể:

– Trong điều kiện mặt đường, thời tiết khô ráo, khoảng cách an toàn tối thiểu tương ứng với tốc độ như sau:

Khoảng cách lái xe an toàn giữa hai xe

Khoảng cách lái xe an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông theo quy định của Bộ GTVT
Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử Vinfast

– Trong trường hợp đoạn đường lưu thông có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, người lái phải giữ khoảng cách an toàn không nhỏ hơn giá trị ghi trên biển báo.

– Trong điều kiện thời tiết mưa bão, sương mù, mặt đường trơn trượt, băng tuyết, đường quanh co đèo dốc dẫn tới tầm nhìn kém thì người lái phải điều chỉnh khoảng cách lái xe an toàn cao hơn mức quy định với điều kiện khô ráo.

  1. Di chuyển đúng làn đường

Đi đúng làn và không chuyển nhiều làn liên tục. Bên cạnh đó, đối với các tài xế mới không nên đi vào đường cao tốc. Tốc độ của các tay lái trên đường cao tốc là từ 50km/h đến 120km/h, nếu không cẩn thận thì rất dễ gây tai nạn. Sau khoảng thời gian lái xe từ 6 tháng – 1 năm thì tài xế có thể bắt đầu thực hành lái xe trên đường cao tốc.

  1. Sử dụng hệ thống ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là hệ thống hữu ích đối với tài xế, đặc biệt là những tài xế mới. Hệ thống này sẽ giúp người lái kiểm soát vô lăng và duy trì sự ổn định của phương tiện bằng cách giữ bánh xe không bị khóa và trượt trên bề mặt đường.

Khi hệ thống chống bó cứng phanh ABS được kích hoạt, người lái sẽ nghe thấy tiếng bánh xe khóa và mở, chân phanh sẽ rung nhẹ. Đây chính là cách hệ thống này tự vận hành khi người lái đạp phanh gấp.

  1. Tập trung cao độ và không sử dụng điện thoại khi lái xe

Một trong những lưu ý vô cùng quan trọng bạn nên ghi nhớ đó là tập trung cao độ khi lái xe. Bởi nếu để tâm trạng bị phân tâm khi lái xe sẽ dẫn đến những tai nạn, va chạm không mong muốn. Mặc dù trên nhiều dòng xe ô tô hiện nay được trang bị hệ thống điều khiển và kích hoạt bằng giọng nói với mục đích giúp giảm thiểu những tác nhân gây mất tập trung cho người lái. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất giúp lái xe an toàn vẫn là ý thức và sự tự giác tập trung của người lái.

Sử dụng điện thoại khi đang lái xe là thói quen của rất nhiều tài xế hiện nay. Tài xế thường đặt điện thoại trên chân, kẹp giữa vai và tai để tiếp tục cuộc trò chuyện của mình. Đây được xem là hành động hết sức nguy hiểm mà các tài xế nên học cách từ bỏ hoặc hạn chế tối đa.

Bạn có thể kết nối điện thoại đến một số thiết bị hiện đại để không cần phải cầm điện thoại nhưng vẫn có thể trao đổi thông tin và đảm bảo an toàn tối đa khi lái xe.

  1. Hiểu rõ phương tiện đang sử dụng

Lưu ý không kém phần quan trọng khi lái xe đó là luôn hiểu rõ phương tiện của mình. Bạn nên chắc chắn rằng bản thân đã có đầy đủ kiến thức cơ bản về xe ô tô, quy trình xử lý các tình huống khi gặp tai nạn.

Bên cạnh đó, tài xế điều khiển xe cũng nên có kỹ năng bật đèn cảnh báo khẩn cấp, tắt động cơ và kiểm tra tình trạng của các hành khách trên xe khi xảy ra bất cứ vấn đề gì.

 

Nguồn Tham Khảo:

Kênh thông tin và giao dịch về oto

Thể thao 24/7

Báo điện tử VTV

Cổng thông tin điện tử Vinfast